Mẹo bảo quản rau củ quả luôn tươi ngon

Để có thể chế biến những món ăn ngon nhất cần phải biết các bảo quản chúng tốt nhất. Hãy học những mẹo hay này mà VN Cooking đã cung cấp cho các bạn nhé.

1. Rau sạch

NÊN: bọc trong khăn giấy để hấp thụ độ ẩm và đặt tỏng một túi nhựa trong khay tủ lạnh. 

KHÔNG NÊN: để lạnh húng quế, chúng dễ dàng bị hỏng do lạnh, hãy đặt chúng trong nước và để ở cửa sổ đầy nắng.

2. Cà chua

NÊN: giữ cherry và nho, cà chua trong thùng chứa ban đầu của nó và đặt vào tủ lạnh. 

KHÔNG NÊN: để cà chua chín gần rau. 

3. Các loại gia vị (hành, hẹ, tỏi)

NÊN: đặt chúng ở nơi ấm và khô như trên bàn nhà bếp.

KHÔNG NÊN: đặt chúng gần trái cây chín, các loại gia vị này chứa hợp chất lưu huỳnh mạnh, dễ dàng làm hỏng các sản phẩm khác. Ngoài ra không cho chúng vào tủ lạnh, nơi có độ ẩm, khiến chúng dễ thối rữa và mọc rễ. 

 4. Dưa hấu

NÊN: để dưa hấu chín trên kệ bếp trong khoảng một tuần. Để tủ lạnh được một ngày sau khi bắt đầu bổ ăn. 

KHÔNG NÊN: để chúng gần các loại hoa quả khác. Dưa hấu dễ bị hỏng do ethylene, một loại chất giúp các loại hoa quả nhanh chín và cũng nhanh hỏng hơn. 

5. Nấm

NÊN: cho nấm chưa rửa vào túi giấy và đặt vào tủ lạnh. Giữ chúng lạnh và khô là môi trường hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, đồng thời túi giấy giúp hạn chế sự mất nước. 

KHÔNG NÊN: rửa trước khi cất vào tủ.

6. Trái cây (đào, mận)

NÊN: để chín ở kệ và sau đó mới chuyển vào tủ lạnh. Để kéo dài tuổi thọ các loại quả này, bỏ hạt và đun sôi với nước đường (syrup) trong vài phút, để nguội và cho vào hộp kín trong tủ đá.

KHÔNG NÊN: để vào tủ lạnh khi chúng còn chưa chín, nếu không chúng sẽ không chín được. 

7. Nho

NÊN:để trong túi nhựa thoáng khí ban đầu của chúng, bỏ trái thâm tím hoặc hư hỏng, bọc bằng khăn giấy để hấp thụ đổ ẩm quá mức - điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.

KHÔNG NÊN: rửa cho đến trước khi ăn, vì như vậy chỉ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc. 

8. Rau xanh

NÊN: giữ chúng khô trước khi cất, vì độ ẩm quá cao khiến chúng dễ hỏng. Bọc rau trong khăn giấy, để vào túi nhựa và cất vào khay tủ.

KHÔNG NÊN: để gần các loại trái cây sản sinh nhiều khí ethylene như cà chua. 

9. Các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi...)

NÊN: để trong các thùng chứa ban đầu của chúng, tăng khả năng thông gió. Loại bỏ những quả bị dập hoặc nấm mốc, vì chúng sẽ làm tăng tốc độ hỏng cho những trái cây còn lại.

KHÔNG NÊN: rửa trước khi cất như đối với nho.

10. Táo

NÊN: Để vào túi bóng trong khay tủ lạnh. Táo xay với đường có thể cất trong ngăn đá, cũng như táo cắt lát được nhúng nước chanh bên ngoài sẽ tránh bị thâm.

KHÔNG NÊN: để gần rau xanh, vì rau sẽ bị enthylne từ táo làm hỏng dễ dàng. 

 11. Khoai tây

NÊN: để khoai tây nướng ở nơi tối và mát mẻ, còn các giống nhỏ trong tủ lạnh. 

KHÔNG NÊN: để khoai tây nướng nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp, chúng kích thích sự phát triển của một chất độc có thể gây nguy hiểm lớn. Giữ các loại khoai tây nhỏ hơn tránh xa khỏi táo, lê. 

12. Măng tây

NÊN: để chúng dựng đứng trong tủ lạnh với khăn giấy ẩm bọc phía dưới và túi nhựa bọc hờ.

KHÔNG NÊN: ngâm các cành xanh trong nước, vì phương pháp này sẽ làm tăng vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình hỏng.

13. Cà rốt

NÊN: bỏ lá để cà rốt để giữ củ được lâu hơn. Cà rốt nhỏ gọt vỏ có thể để bất cứ nơi nào trong tủ lạnh, trong khi cà rốt lớn vẫn còn vỏ sẽ nhạy cảm với ethylene hơn. 

KHÔNG NÊN: để cà rốt to gần hoa quả, chỉ cần sau 1-2 tuần chúng sẽ bị đắng và gần như không thể ăn được do ethylene từ các loại trái cây. 

14. Chuối

NÊN: để chuối tách riêng khỏi các loại thực phẩm nhạy cảm với khí ethylene, như quả mọng, dưa chuột, rau xanh, khoai lang, dưa hấu. Điều này sẽ giúp các loại quả kia không bị chín và hỏng quá nhanh. Chuối nên tách riêng từng quả và quấn từng gốc (nơi tạo ra khí ethylene nhiều nhất khiến chuối nhanh chín và hỏng). 

KHÔNG NÊN: cất vào tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ ngăn chặn chuối chín và khiến chúng bị thâm.

Tags:

bảo quản rau củ

rau củ tươi

cẩm nan

mẹo vặt

Bài viết liên quan

Món ăn nổi bật