Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết

Tết là dịp để cả ngày có thể ngồi bên nhau, trò chuyện những câu chuyện về một năm đã qua, những điều tuyệt vời đã thực hiện hay chỉ đơn giản là được gặp mặt những người thân sau 365 ngày chưa có dịp gặp mặt.

Nhà nào cũng vậy, chỉ cần là Tết dù giàu sang hay khó khăn cũng cố gắng chuẩn bị những món ăn truyền thống dâng cúng ông bà, tổ tiên nhờ phụ hộ cho con cháu khỏe mạnh, có được một năm ấm no, hạnh phúc. Niềm vui nhỏ nhoi đó sẽ trọn vẹn hơn khi chúng ta có thể sum họp bên mâm cơm ngày Tết bên bánh chưng, bánh tét, nồi thịt kho trứng còn nóng, bát cơm trắng ngời hay dĩa củ kiệu chua mà lâu lắm chưa có dịp ăn. Hãy điểm lại các món ăn mà khi nhất đến là thấy Tết rộn ràng, khi nhắc đến là thấy nụ cười của những đứa trẻ xa nhà.

Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét ngày Tết

Miền Bắc bánh chưng, miền Nam bánh tét. Những ổ bánh được gói kì công trong những chiếc lá chuối qua bàn tay điều luyện của người thợ đã khắc sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Bánh chưng có hình vuông vức, tượng trưng cho đất trời bao la, đây là một nét đặc trưng trong ẩm thực ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Dù là mua sẵn hay tự tay gói tại nhà thì một chiếc bánh để cúng trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết cũng đủ làm người ta thấy ấm lòng.

Bánh chưng là đặc trưng là Tết miền Bắc

Vào khoảng giữa tháng Chạp thì trong những khu chợ, hàng gánh bán các loại dây buộc, lá gói, đậu xanh đã tấp nập chào mời khách hàng. Nhà nhà luôn sẵn sàng mua những nguyên liệu tốt nhất để có được một mẻ bánh ngon nhất dành tặng cho cả nhà hay chỉ đơn giản là để biếu tặng những người yêu thương vào ngày Tết tươi vui.

Bánh tét cũng như bánh chưng được gói bằng nếp và đậu xanh nhưng hình dạng là hình trụ dài, mỗi đòn bánh là cả tâm quyết người thực hiện. Bánh tét có các loại nhân khác nhau như đậu xanh là loại truyền thống và rất được yêu thích, nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân thịt mỡ,… mỗi loại đều có vị ngon riêng không chê vào đâu được.

Bánh tét là đặc trung Tết ở miền Nam

Bánh tét ngày nay có những sự biến tấu đẹp mắt, thay vì những viếc bánh tét dùng nếp cổ truyền thì ngày nay, người nấu cho thêm lá cẩm, tạo các màu khác nhau sặc sỡ, làm người dùng thêm thích thú.

Thịt kho tàu, thịt kho trứng

Trong tiết trời se lạnh của miền Bắc thì mâm cơm có thêm một nồi thịt kho tàu nóng đang chờ đợi cả nhà dùng bữa cơm thì sẽ hạnh phúc biết bao. Món thịt kho tàu làm nguyên liệu chín là thịt ba chỉ béo của mỡ, mềm của thịt.

Món thịt kho hột vịt là món ăn cổ truyền có ý nghĩa là gia đình trên thuận dưới hòa

Theo như ông bà ta kể lại, món thịt kho hột vịt là món ăn cổ truyền có ý nghĩa là gia đình trên thuận dưới hòa, giàu sang. Đặc biệt là dân miền Nam, món thịt kho hột vịt như món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp Tết. Thứ vui của những trẻ nhỏ là được thưởng thức trứng hột vit kho trong nồi, người lớn lại chia nhau những miếng thịt tươi ngon tạo nên mùi vị Tết khắp nhà.

Dưa hành, củ kiệu

Hai món ăn này luôn được đi đôi như mâm lễ thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc. Đây còn được xem là một món gia vị ăn kèm với con chung với nồi thịt kho hay miếng bánh chưng ngày Tết. Hương vị chua nồng kèm theo vị cay nhẹ đầu lưỡi cũng rất tốt cho sức khỏe ngày Tết.

Hai món ăn này luôn được đi đôi như mâm lễ thể hiện ngũ hành

Thịt gà

Người dân Việt Nam xưa nay vẫn ưa chuộng món thịt gà nên nếu thiếu đi món ăn này thì sẽ rất tiếc nuối. Mâm cơm Tết của miền Bắc và miền Trung đa phần đều được trưng bày một dĩa thịt gà quen thuộc với quan niệm sẽ có được sự khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi đầu năm, may mắn quanh năm. Gà luộc là món ăn được chế biến nhiều nhất, những miếng thịt gà vàng tươi chấm kèm với muối tiêu chanh hòa vào nhau ăn từng miếng rõ vị ngon ngọt của thịt.

Món thịt gà với quan niệm sẽ có được sự khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi đầu năm

Canh măng

Món canh măng là lựa chọn hàng đầu dành cho món canh trong mâm cổ ngày Tết. Măng được thái dày, ngâm qua đêm nấu cùng với giò heo hoặc xương gà tạo nên hương vị ấm ấp dịp Tết.

Món canh măng là món ăn yêu thích vào dịp Tết

Xôi

Món xôi gấc được nấu chín màu cam tươi tự nhiên đẹp mắt. Theo quan niệm của người phương Đông chúng ta thì món xôi gấc thể hiện cho sự may mắn quanh năm.

Theo người phương Đông thì món xôi gấc thể hiện cho sự may mắn quanh năm.

Dù ở miền nào của Việt Nam thì không khí Tết vẫn luôn nhộn nhịp bởi mỗi nhà đều có những mâm cơm riêng, mang màu sắc riêng. Mâm cơm thể hiện hữu hình là thế nhưng ý nghĩa vô hình mà nó mang lại thì lớn hơn tất cả. Cả nhà cùng ngồi, ăn, chia sẽ và nói chuyện, đâu mấy dịp được như vậy hãy luôn trân trọng những cái Tết bên gia đình, những lần được ngồi ăn cùng ông bà hay đơn giản là những lúc chia sẽ miếng thịt với đứa em. Mọi hành động nhỏ đó sẽ luôn được lưu giữ trong tâm trí của chúng ta suốt đời.

Nguồn: Tổng hợp

Tags:

Tết nguyên đán

Tết cổ truyền

Tết

mâm cơm ngày Tết

món ăn ngày tết

món ăn truyền thống

món ăn cho ngày Tết

món ăn cúng ông bà

Bài viết liên quan

Món ăn nổi bật