Serepok khánh thành không gian làm việc chung, mô hình không gian làm việc chung dành cho ai?
Mô hình không gian làm việc chung có lẽ hiện tại không còn là một mô hình xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực sự thì mô hình này cung cấp dịch vụ gì, dành cho ai, có lẽ nhiều người chưa có câu trả lời.
Hãy cùng VN Cooking tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
Mô hình không gian làm việc chung là gì?
Năm 2005, Brad Neuberg cảm thấy văn phòng truyền thống quá cô lập và thiếu tính cộng đồng. Anh đưa ra ý tưởng về một không gian làm việc mà “mọi người làm việc trong cùng không gian nhưng độc lập”. Định nghĩa sơ khai của không gian làm việc chung là như vậy là sự chia sẻ không gian.
Nghĩa là, không gian làm việc chung, trong đó các nhân viên và doanh nghiệp sẽ sử dụng chung mặt bằng cũng như các tiện ích.
Các loại hình dịch vụ trong không gian làm việc chung
Hiện tại, dịch vụ phục vụ tốt startup và freelance. Dưới đây là những dịch vụ mô hình làm việc chung đem lại.
Chỗ ngồi cá nhân
Chỗ ngồi cá nhân là dịch vụ phục vụ chủ yếu cho các freelancer hay các nhóm làm việc.
Điều đầu tiên dịch vụ này đem lại là không gian. Đối với các freelance, một vấn đề nhức nhối họ gặp phải là địa điểm làm việc. Quán café thì quá ồn ào và có thể cơ sở vật chất không đảm bảo. Làm việc tại nhà thì quá cô đơn, cũng như làm mất đi tinh thần “nhà là nơi nghỉ ngơi”. Không gian làm việc chung thì giải quyết ổn thỏa hết những vấn đề đó: đồ uống miễn phí, chỗ ngồi đầy đủ tiện nghi, không gian thoáng đãng cho suy nghĩ với giá cả khá thoải mái (trung bình khoảng một cốc cà phê/ngày, với lại đầy đủ tiện lợi cho công việc). Một nơi hoàn toàn cho công việc.
Thứ hai, ở café hay nhà, các freelance thường có ít điều kiện tiếp xúc với con người hơn. Những người cùng ngành nghề, những mối quan hệ phục vụ công việc. Đối với nhân viên văn phòng, điều này chưa chắc đã quan trọng. Tuy nhiên, với các freelance, đây là nguồn cung công việc lớn của họ: những con người. Việc hoạt động cùng trên một mặt bằng tạo điều kiện để freelance gặp gỡ nhiều hơn: người cần tuyển, đồng nghiệp… Nghĩa là, có thể tạo ra nguồn việc làm; cũng như sự giao lưu nhiều hơn trong cộng đồng freelance.
Văn phòng riêng
Loại hình dịch vụ thứ hai mô hình không gian chung đem đến là văn phòng riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và các startup với ít thành viên.
Trái với các văn phòng truyền thống có chi phí thuê được tính bằng m2; dịch vụ văn phòng riêng ở đây được tính trên đầu người. Đây là một hướng để tối ưu không gian. Không gian chung cung cấp văn phòng với diện tích nhỏ hơn, cho startup quy mô bé, ít nhân viên.
Sự tiết kiệm tiếp theo là, tiện ích đầy đủ. Đối với freelance, đây là điều không quá bắt buộc, nhưng với các doanh nghiệp thì đó là cần thiết. Không bị mất khoản đầu tư để thi công, mua bàn ghế, đây là một khoản tiết kiệm lớn. Chưa kể, nơi đây cung gấp trọn gói “dịch vụ văn phòng” – điện nước, máy in, phòng họp…
Cùng một không gian ấy, dù nhiều hay ít người, tiện ích của họ vẫn có như vậy. Một điểm cộng khi các doanh nghiệp này cần thay đổi quy mô, tăng hay giảm.
Điểm cộng thứ hai đương nhiên là cộng đồng. Khách hàng, nhà đầu tư, hay đối tác, tất cả đều có thể tìm ở đây, có hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ có đa dạng lĩnh vực công ty để hỗ trợ nhau. Đây là nơi tập trung startup, nghĩa là một điểm trũng thu hút các nhà đầu tư.
Có thể dễ hiểu tại sao nhiều doanh nghiệp lớn hiện cũng di chuyển vào không gian làm việc chung.
Các không gian khác
Với lợi thế mặt bằng của mình, nhiều không gian chung còn sử dụng không gian cho nhiều mục đích khác. Không gian tổ chức sự kiện, phòng họp.
Điểm cốt lõi của không gian làm việc chung là; họ tập trung được một tập khách hàng với nhu cầu đồng đều nhau. Những startup, freelance đến với nơi đây vì tiện ích, cũng như bởi sự phù hợp. Với tập hợp khách hàng đặc thù này, đây lại thu hút những dịch vụ dành cho freelance và startup.
Ví dụ, văn phòng làm việc chung tạo ra được cộng đồng freelance. Các đơn vị tuyển dụng freelance nhìn thấy một nơi tập trung freelance như vậy, muốn thông qua các sự kiện ở coworking, tạo ra tên tuổi của mình trong mắt freelance. Qua tổ chức sự kiện, coworking vô hình chung đã góp phần gắn kết freelance với đơn vị cần freelance. Và các đơn vị cần freelance vô hình chung tạo thêm giá trị cho coworking; cũng như tạo thêm giá trị cho người sử dụng coworking.
Kiến tạo không gian từ khâu thiết kế, công nghệ đến dịch vụ tốt nhất
Serepok Anh Minh Tower với quy mô 2.500m2 tại tòa nhà Anh Minh Tower, số 56 Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM.
Đây là một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vị thế của mình trên thị trường bất động sản và từng bước mở rộng.
Với sức chứa lên đến hơn 500 người có thể đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Không gian văn phòng của Serepok được thiết kế nhằm tăng sự tập trung trong công việc tạo được nhiều năng lượng cho các thành viên và truyền cảm hứng sáng tạo
Với quan điểm thành công của Serepok là khi mang lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Serepok giúp khách hàng Tiết kiệm thời gian, chi phí khi đi tìm kiếm không gian văn phòng, quản lý và đàm phán với chủ nhà.
Những thiết kế đổi mới của Serepok mang nhiều ý tưởng giúp cải thiện kỹ năng, tăng sự tập trung và quan trọng hơn hết là các cá nhân xích lại gần nhau cùng sáng tạo.
Từ những địa điểm, những mạng lưới thành viên Serepok giúp khách hàng có thể tuyển mộ và giữ chân các nhân tài giỏi.
Giải pháp không gian linh hoạt giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro về chi phí khi quy mô giảm và không hạn chế tăng trưởng khi quy mô doanh nghiệp cần tăng trưởng.