Về Đồng Tháp nên ăn món gì?
Khi ghé thăm miền đất Tháp Mười bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho vùng đất Sen này mà bạn nhất định phải thưởng thức được những món ăn đậm chất mộc mạc của vùng miền. Những món ăn mang hương vị đồng quê từ những bàn tay khéo léo của những người dân mến khách sẽ làm cho chuyến đi thăm quan của bạn thêm phần trọn vẹn.
Dưới đây là những đặc sản của tỉnh Đồng Tháp, cùng điểm qua nhé!
1. Lẩu cá linh bông điên điển
Trong năm muốn ăn cá linh sông phải đi đúng tháng, những tháng có mùa cá linh thường rơi vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Khi nước sông dâng lên thì lúc người dân đổ ra sông để chuẩn bị lưới đánh bắt cá linh, đây cũng là mùa cá linh to, ngon nhất.
Món cá linh được xem là đặc sản của vùng nước nổi, bên cạnh mùa nước nổi có cá linh thì bông điên điển cũng nở hoa háo hức khắp mé sông. Cá linh nấu lẩu ăn kèm với bông điên điển vàng tươi sẽ cho bạn cảm giác quê hương vùng miền. Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn binh dị nhưng là niềm tự hào của dân miền Tây nước ta khi mùa lũ về.
Người dân miền Tây thường ăn kèm lẩu cá linh với bún hoặc cơm trắng cùng các loại rau dân dã như rau muống đồn, rau nhút, giá đỗ,… được chấm kèm với nước mắm truyền thống.
2. Hủ tiếu Sa Đéc
Thị xã Sa Đéc thuộc bộ phận tỉnh Đồng Tháp là vùng có nền ẩm thực trú danh xứ Nam bộ. Những nét văn hóa được hình thành từ xa xưa tạo dấu ấn truyền thống độc đáo mà đến nay vẫn còn lưu giữ lại để con cháu sau này tưởng niệm.
Ở Sa Đéc có nhiều món ăn làm thực khách bốn phương không khỏi trầm trò như lẩu bò, chả lụa, nem chua,… nhưng món ăn hàng đầu danh sách yêu thích vẫn phải kể đến món Hủ tiếu Sa Đéc. Những sợi hủ tiếu dai, không bở có vị thơm của gạo hòa cùng nồi nước lèo được hầm từ xương heo nêm nếm bằng bí quyết gia truyền của người dân địa phương.
Những nguyên liệu để tạo nên một tô hủ tiếu ngon gồm thịt nạc, thịt bằm, gan,… tất cả các nguyên liệu phải tươi ngon, Bên cạnh tô hủ tiếu nóng là dĩa rau sống gồm giá, hẹ, cần tây, ớt sừng để ăn kèm cùng hủ tiếu
3. Chuột chiên nước mắm Đồng Tháp
Nếu như đã đến Đồng Tháp thì bạn phải thử món chuột chiên nước mắm này. Mùa chuột đồng rơi vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân canh chuột từ đêm khuya để bắt được chuột to, thịt chắc, sạch nhất ngoài đồng.
4. Bánh phồng tôm Sa Giang
Món ăn chơi bình dị này lại có vị trí cao trong lòng khách thập phương. Bánh phồng tôm ở Đồng Tháp được nổi tiếng nhờ vào nguồn tôm cá dồi dào từ sông Tiền chảy qua dưới bàn tay của người dân địa phương đã khéo léo chế biến, tạo ra đặc sản nét riêng của tỉnh mình.
Các dịp lễ Tết, tiệc mừng,… người dân lại chiêu đãi trên mỗi bàn tiệc một dĩa bánh phồng tôm làm món khai vị khi khách chờ món chính. Món này cũng được người dân biến tấu ăn kèm với gỏi gà, gỏi vịt làm tăng thêm vị ngon của món gỏi chính.
5. Cá lóc nướng trui cuốn lá sen
Cá lóc nướng đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng nếu bạn về Đồng Tháp thì món này sẽ rất khác khi thưởng thức. Đặc trưng của tỉnh là những hồ sen thơm mát nên người dân đã chế biến món cá lóc nướng này cầu kỳ hơn khi nước bằng lá sen tươi, vị ngon của cá lóc sẽ tăng lên rất nhiều khi hòa cùng vị thơm của lá sen mang lại.
Món cá lóc nướng trui cuốn lá sen này được ăn kèm nước chấm mắm me chua. Cá lóc tươi sống được bắt ở ao hồ nặng, thịt ngọt, ít xương được nướng bằng củi lửa nên vị cá còn nguyên vẹn hơn than. Nước chấm me pha với ít tỏi, ớt đậm đặc khi chấm cá cho vào miệng ăn sẽ có vị ngọt của cá hòa cùng vị chua của me.
6. Dồi rắn Đồng Tháp
Mỗi lần đến mùa rắn là vùng Đồng Tháp lại náo nhiệt bởi người dân tấp nập dụng cụ bắt rắn tươi. Dồi rắn không phải lúc nào cũng có để ăn, món này chỉ đến khi đến mùa thì bạn mới được thưởng thức.
Mùa nước nổi là thời điểm của rắn về, các loại rắn thường có ở Đồng Tháp như rắn hổ, rắn ri voi, rắn bông súng,… món dồi rắn ngon thất được chế biến từ rắn nước và rắn bông súng. Dồi rắn được hấp, nướng hoặc chiên đều ngon cả.
7. Cơm hấp lá sen
Để chuẩn bị thực hiện món cơm công phu này phải tốn rất nhiều thời gian. Người dân thường mua những loại gạo hạt phải nhỏ, dài trộn ít muối và bột ngọt phải rang sơ trước khi nấu.
Món này gồm các nguyên liệu như tôm, cà rốt, lạp xưởng, hạt sen cùng hòa vào nhau hoàn thảo tạo nên vị ấm ấp khi dùng. Cơm được gói trong những chiếc lá sen thơm hấp dẫn làm thực khách cảm nhận rõ được nét quê hương qua từng hạt com nóng.
Nguồn: Tổng hợp