Kỹ thuật trồng cây hoa thiên lý nở nhiều hoa (nháp)
Trồng cây hoa Thiên lý chúng ta có thể trồng theo 2 phương pháp giâm cành hoặc trồng bằng hạt đều đơn giản ai cũng có thể tự trồng trong khu vườn nhà mình mà không mất quá nhiều thời gian chăm sóc. Khả năng thích nghi của chúng có thể thích hớp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau của các miền từ Nam ra Bắc.
Thông tin về cây Thiên lý
Thiên lý là một loài thực vật dây leo có thân mềm hóa gỗ, lá có hình trái tim với bông mọc thành chùm ở phần nách lá, là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu lạnh kém. Nhiệt độ phát triển thích hợp từ 20 – 35oC. Thiên lý được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ. Tên tiếng anh là Chinese violet, cowslip creeper, Pakalana vine, Tonkin creeper.
Hoa thiên lý mang hương thơm nhẹ, dùng nấu canh, xào thịt bò ăn rất ngon ngọt nên được nhiều gia đình thường lựa chọn trồng xung quanh vườn.
Thành phần dinh dưỡng
Hoa thiên lý chứa đạm (Protein), chất béo, carbohydrates và các Vitamin A, Vitamin B, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin C với một số nguyên tố thiết yếu như: Canxi (Ca), Sắt (Fe), Phốt pho (P)
/*Ảnh minh họa ở đây*/
Nhiệt độ thích hợp trồng cây hoa Thiên lý
Bạn có thể trồng cây thiên lý quanh năm nhưng phù hợp nhất là trồng từ tháng 6 đến tháng 8. Cây thích hợp trồng những nơi có nhiều ánh sáng và thoáng gió, sinh trưởng mạnh nhất vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Đặc biệt, thiên lý có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đảm bảo độ ẩm vừa phải không được để cây úng nước cây sẽ chết hoặc kém phát triển, còn nếu bị khô hạn lâu ngày sẽ chậm phát triển và không ra hoa hoặc hoa ít và rất nhỏ.
Chọn giống Thiên lý
Đây là bước quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất cho hoa của cây sau này.
Mua giống hoa thiên lý ở cửa hàng cây hoặc những nơi người ta trồng nhiều để được tư vấn (giá mỗi cây khoảng 30.000-60.000).
Chọn giống khỏe mạnh không bị nhiễm nấm hoặc sâu bệnh, lá phải xanh tốt thân cây mập
* Để trồng cây thiên lý cho ra nhiều bông bạn nên chọn dây cái để ươm cây.
Ươm cây
Cắt dây già to khoảng 0,6 - 0,8cm ngả màu nâu (gần hóa gỗ).
Cắt dài khoảng 50cm khoảng 4-5 mắt, khoanh tròn phần phía dưới, chừa lại khoảng 1-2 mắt phía trên
Có thể xử lý hom bằng cách phun kích thích sinh trưởng Atonik, N3M, hoặc các loại kích thích ra rể để nhanh ra rễ.
Giàn leo cho cây
Cây thiên lý thuộc họ thân leo, cho nên bạn cần phải làm giàn, khi làm giàn không được quá cao hoặc quá thấp như vậy sẽ rất khó thu hoạch
Làm đất và bón phân: (chỗ này cần viết lại phù hợp trồng trong gia đình)
Làm đất kỹ trước khi trồng, đánh rạch sâu 10 cm, đặt bầu xuống phủ đất kín mặt là được. Lưu ý: trồng quá sâu cây dễ bị chết, kém phát triển, trồng quá gần nhau cây thiếu ánh sáng cho năng suất thấp, môi trường quá rậm rạp tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Trồng xong tưới nước luôn, sau 30 ngày tưới phân URE, mỗi kg pha nước phun sương tưới cho 1.000m2. Khi cây cao 30 cm, tiến hành bón phân chuồng hoai mục + phân ure (300kg phân chuồng, 5kg phân ure) trộn đều bón cho 1.000m2. Khi cây leo tới giàn bắt đầu bón NPK, 5 kg bón cho 1.000m2, 10 ngày sau bón lần 2 theo tỷ lệ tăng dần.
Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân chỉ cần rải một lớp xung quanh, sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô là được. Phân bón dùng cho thiên lý chủ yếu là phân chuồng hoai, bổ sung thêm NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân 1 tháng bổ sung phân chuồng 1 lần khoảng 5-10 kg / gốc, đồng thời bón kết hợp khoảng 150 – 200g NPK trên 1 gốc.
Thu hoạch
Vào những tháng có ngày ngắn, người ta còn mắc thêm bóng đèn rải trên giàn thiên lý để kích thích cho cây ra hoa. Thời gian thắp đèn khoảng 4-5 giờ một đêm, chia làm 2 lần: Buổi tối từ 19 giờ đến 22 giờ và 3 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Thu hoạch khi chùm nụ hoa gần nở (khoảng 1 ngày trước khi nở hoa). Nếu thu hoạch buổi chiều thì khi đem về nhà nên rải ra và để trong bóng tối sẽ hạn chế hoa nở.
Bông thiên lý nếu chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch từ 3-4 năm. Vào cuối năm âm lịch, nếu thấy dây leo rậm rạp thì có thể tiến hành cắt bỏ những cành nhánh phụ, cây sẽ cho ra nhánh mới và tiếp tục ra hoa.
Nhu cầu về nước:
Thiên lý không chịu được úng nhưng nếu bị khô hạn thì cây phát triển cằn cỗi nên cây thích hợp trồng ở đất cát, tiêu nước nhanh. Thường xuyên tưới giữ ẩm cho gốc, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, buổi trưa quá nắng cần tưới phun lên khắp giàn để giảm bốc thoát hơi nước qua lá, các bạn nên đầu tư hệ thống tưới phun sương để bớt công chăm sóc và đạt hiệu quả cao hơn.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu hại thiên lý chủ yếu là rầy mềm, rệp muội và bọ trĩ thường xuất hiện vào thời tiết nắng nóng. Cần quan sát thường xuyên để phát hiện và kịp thời phun thuốc để tránh lây lan. Thường xuyên cắt tỉa bớt những lá già làm cho giàn thông thoáng, hạn chế rầy và sâu bệnh khác phát triển đồng thời kích thích cây cho hoa nhiều hơn.