
Cách làm bánh trung thu gạo đỏ nhân cốm xào ngọt thơm, hấp dẫn
Trung thu đến, không chỉ là thời điểm để thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngon lành, mà còn là cơ hội để gia đình sum họp, chế biến những món ngon cùng nhau. Trong đó, món bánh trung thu gạo đỏ nhân cốm xào ngọt thơm sẽ là món bánh đặc biệt, lạ miệng cho cả nhà cùng thưởng thức.
Nguyên liệu
6
Thời gian
45 phút
Số người
2
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu
dừa bào sợi 350 gam
cốm khô 300 gam
Nước cốt dừa 200 gam
nước đường bánh nướng 160 gam
bột đa dụng 250 gam
Lá dứa 100 gam
Thực hiện
01
Sơ chế các nguyên liệu
Lá dứa đem đi rửa sạch, cắt ngắn bớt.
Rửa sạch cốm khô, để ráo.
Lá dứa đem đi rửa sạch, cắt ngắn bớt.
Rửa sạch cốm khô, để ráo.
02
Làm phần nhân bánh
Cho 1 muỗng canh đường vào 350g dừa bào sợi trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút. Tiếp theo, sên dừa ở lửa nhỏ cho đến khi ráo đường.
Cho vào máy xay 500ml nước, 100g lá dứa rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy phần cốt của lá dứa, tiếp tục lọc qua rây 1 lần nữa để đảm bảo không còn sót cặn.
Cho cốm khô, phần cốt lá dứa, 200g nước cốt dừa, 1 muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê muối vào trộn đều, ướp trong khoảng 30 phút. Bật bếp, cho hỗn hợp vừa trộn vào chảo và sên lại trên lửa vừa. Khi cốm cạn hết nước, hạ lửa nhỏ lại và sên theo tay cho đến khi cốm dẻo kết thành 1 khối.
Tiếp theo, cho hết phần dừa sợi đã sên vào và trộn đều, sên cho đến khi gập nhân không chảy là được.
Cho phần nhân ra tô, bọc màng bọc sát mặt, để nguội ở nhiệt độ phòng. Khi nhân đã nguội thì vo viên cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cho 1 muỗng canh đường vào 350g dừa bào sợi trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút. Tiếp theo, sên dừa ở lửa nhỏ cho đến khi ráo đường.
Cho vào máy xay 500ml nước, 100g lá dứa rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy phần cốt của lá dứa, tiếp tục lọc qua rây 1 lần nữa để đảm bảo không còn sót cặn.
Cho cốm khô, phần cốt lá dứa, 200g nước cốt dừa, 1 muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê muối vào trộn đều, ướp trong khoảng 30 phút. Bật bếp, cho hỗn hợp vừa trộn vào chảo và sên lại trên lửa vừa. Khi cốm cạn hết nước, hạ lửa nhỏ lại và sên theo tay cho đến khi cốm dẻo kết thành 1 khối.
Tiếp theo, cho hết phần dừa sợi đã sên vào và trộn đều, sên cho đến khi gập nhân không chảy là được.
Cho phần nhân ra tô, bọc màng bọc sát mặt, để nguội ở nhiệt độ phòng. Khi nhân đã nguội thì vo viên cho vào ngăn mát tủ lạnh.
03
Làm vỏ bánh nướng
Cho 160g nước đường bánh nướng, 1 muỗng bơ đậu phộng, 1 muỗng canh dầu vào trộn đều.
Cho 250g bột đa dụng vào khuấy đều với 2 muỗng bột men gạo đỏ. Ray hỗn hợp này vào phần nước đường được trộn ban đầu. Tiếp theo, dùng tay trộn và nhồi bột thật nhanh.Sau đó, dùng màng bọc để bọc kín bột, ủ khoảng 30 phút ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát.
Chia phần bánh và nhân để đóng bánh. Cán bột và bọc nhân, sau đó cho vào khuôn để đóng bánh.
Sau khi đóng bánh xong, bật lò làm nóng lò ở 200 độ C trong 15 phút. Xịt nước lên mặt bánh thật mỏng rồi nướng bánh ở nhiệt độ 190 độ C khoảng 15 phút.
Lấy bánh ra khỏi lò, xịt thêm một lớp nước mỏng để hạ nhiệt cho bánh. Sau đó đem bánh đi nướng lần 2 ở 180 độ C trong 10 phút.
Cho 160g nước đường bánh nướng, 1 muỗng bơ đậu phộng, 1 muỗng canh dầu vào trộn đều.
Cho 250g bột đa dụng vào khuấy đều với 2 muỗng bột men gạo đỏ. Ray hỗn hợp này vào phần nước đường được trộn ban đầu. Tiếp theo, dùng tay trộn và nhồi bột thật nhanh.Sau đó, dùng màng bọc để bọc kín bột, ủ khoảng 30 phút ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát.
Chia phần bánh và nhân để đóng bánh. Cán bột và bọc nhân, sau đó cho vào khuôn để đóng bánh.
Sau khi đóng bánh xong, bật lò làm nóng lò ở 200 độ C trong 15 phút. Xịt nước lên mặt bánh thật mỏng rồi nướng bánh ở nhiệt độ 190 độ C khoảng 15 phút.
Lấy bánh ra khỏi lò, xịt thêm một lớp nước mỏng để hạ nhiệt cho bánh. Sau đó đem bánh đi nướng lần 2 ở 180 độ C trong 10 phút.
04
Thành phẩm
Bánh trung thu gạo đỏ nhân cốm xào sau khi nướng xong có màu đỏ cực kỳ bắt mắt, bóng bẩy, với hương thơm vô cùng cuốn hút của cốm, lá dứa và dừa.
Bánh trung thu gạo đỏ nhân cốm xào sau khi nướng xong có màu đỏ cực kỳ bắt mắt, bóng bẩy, với hương thơm vô cùng cuốn hút của cốm, lá dứa và dừa.
Người hay bị táo bón nhất định phải ăn những món này thường xuyên

Nếu bạn là một trong 14 % dân số bị táo bón thường xuyên hoặc liên tục, hãy lắng nghe cơ thể và tìm cách điều trị ngay. Có rất nhiều loại thực phẩm có sẵn giúp bạn giải quyết sự khó chịu này.
MÁCH BẠN CÁCH LÀM BÁNH XÈO MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM HẤP DẪN

Bánh xèo – món bánh dân dã được nhiều người dân yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Thế nhưng, tùy theo vùng miền sẽ có hương vị bánh xèo đặc trưng khác nhau.
Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết

Tết là dịp để cả ngày có thể ngồi bên nhau, trò chuyện những câu chuyện về một năm đã qua, những điều tuyệt vời đã thực hiện hay chỉ đơn giản là được gặp mặt những người thân sau 365 ngày chưa có dịp gặp mặt.
Ý nghĩa và truyền thống bữa cơm gia đình của người Việt Nam

Chỉ một bữa cơm gia đình của người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn hàm chứa biết bao nhiêu là đạo lý, tình cảm yêu thương mà từng thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau, cùng ngồi bên mâm cơm, cùng chia sẽ những câu chuyện đời thường, tất cả đều tạo nên một không khí ấm ấp mà ai cũng mong đợi sau một ngày dài làm việc vất vả.
ĐỘC LẠ VỚI NHỮNG MÓN ĂN LÀM TỪ HOA CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

Không chỉ khoe sắc tỏa hương, nhiều loài hoa còn hóa thân vào ẩm thực, tạo nên những món ăn tinh tế và bổ dưỡng. Nhờ vậy mà ẩm thực Việt vốn đã giàu bản sắc, nay lại trở nên vô cùng phong phú và mang đậm nét tinh túy
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ TƯƠI LÂU?

Bạn đang đau đầu khi nhìn vào tủ lạnh và thấy rau củ quả vừa mua cách đây không lâu trở nên héo úa hoặc thậm chí là không thể ăn được nữa ? Bạn đang loay hoay tìm cách bảo quản rau quả luôn tươi như lúc mới mua về ? Hãy cùng VN Cooking khám phá những cách bảo quản rau quả tươi lâu sau đây nhé !
Những món Bánh canh tuyệt cú mèo mà bạn nhất định phải thử

Những món ăn có nước dùng luôn là món ăn được yêu thích của những người thành thị. Hủ tiếu, mì, phở,… luôn là các món được lựa chọn hàng đầu những khi cơn đói trong người trổi lên, nhưng bên cạnh các món đó thì còn có một món ăn cũng được thực khách yêu thích không kém, đó là món “Bánh canh”.
ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG MÙA HOA

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa. Hoa len lỏi qua từng góc vườn của người dân đến vườn hoa rộng lớn của thành phố, hoa khoe sắc từng cụm nhỏ ven hồ Xuân Hương đến những cánh đồng hoang dại và rực rỡ ở ngoại ô. Đây cũng là nét đắc trưng riêng của thành phố sương mù. Cứ mỗi tháng, mỗi mùa xứ xở thơ mộng này lại thay cho mình những tấm áo lụa mới được dệt bằng ngàn hoa. Hãy cùng VN Cooking khám phá xem Đà Lạt có những loài hoa gì nhé !
Đến Thủ đô Hà Nội ăn gì?
