Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh chưng, bánh Tét, bánh Khảo,… là những loại bánh Tết truyền thống vào của người Việt Nam không thể thiếu vào những dịp xuân năm mới. Bên cạnh hương vị thơm ngon, đặc biệt những loại bánh Tết này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về truyền thống con người Việt Nam.

Bánh chưng - Bánh Tết truyền thống của quê hương Việt Nam

Bánh chưng là một trong những loại bánh Tết truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết đến. Bánh chưng xuất hiện vào thời vua Hùng thứ 6. Truyện kể rằng: Vào dịp đầu năm, vua Hùng muốn truyền ngôi cho các hoàng tử nào tìm được lễ vật để cúng tế trời đất ưng ý nhất.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Thấy bánh chưng là thấy Tết. Ảnh: monngonqueviet

Khi đó, các hoàng tử liền tìm rất nhiều sơn hào hải vị, những món đắt và quý hiếm nhất tặng vua cha. Tuy nhiên, Lang Liêu là hoàng tử duy nhất dâng lên vua cha một món bánh hình tròn và hình vuông. Sau đó, vua cha đã truyền ngôi cho vị hoàng tử này. Từ đó, bánh chưng được ra đời và trở thành món bánh truyền thống ngày Tết.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh chưng là món bánh Tết đặc trưng không thể thiếu. Ảnh: YouTube.

Bánh chưng là món bánh truyền thống trong những mâm cỗ Tết của người Việt. Nhưng có rất ít người hiểu được ý nghĩa của món bánh này trong dịp Tết cổ truyền. Theo quan niệm của văn hóa Trung Hoa: bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất, còn bánh dày hình tròn sẽ tượng trưng cho mặt trời.

Dân tộc Việt Nam ta ngày trước có truyền thống lúa nước và dựa vào thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy, bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu và đem lại cuộc sống ấm áp cho người dân.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Tết mà thiếu bánh chưng sẽ làm mất đi hương vị Tết. Ảnh: DoanhnhanPlus.

Bên cạnh đó, bánh chưng còn thể hiện chữ hiếu của người con đối với cha mẹ, tình thân của các thành viên gia đình trong các dịp Tết Nguyên Đán. Hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Một cái Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi màu xanh của chiếc bánh Tết truyền thống này.


Bánh Tét – Món bánh Tết đặc trưng của người dân Miền Nam

Không biết từ lúc nào bánh Tét và bánh Chưng luôn là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Nếu miền Bắc có bánh Chưng thì trong Nam lại có đòn bánh Tét. Món bánh Tét này có nguồn gốc từ người Chăm Pa với hình dạng bánh tét là hình tượng Linga trong tín ngưỡng 'phồn thực'. Đây không chỉ là món bánh Tết truyền thống, mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, ngũ hành, tam tài với 5 màu sắc tượng trưng như: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Tét hương vị Tết đặc trưng của người miền Nam. Ảnh: YouTube.

Mặt khác, trong ba ngày Tết của người miền Nam luôn có mặt loại bánh Tét trong mâm cỗ. Bởi vì tên gọi bánh Tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Tét thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết tình thân trong lễ Tết. Ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, bánh Tét mang ý nghĩa nhân sinh hết sức cao cả. Loại bánh Tết truyền thống này bọc nhiều lớp lá được gắn liền với hình ảnh người mẹ bọc lấy con. Mỗi dịp Tết, khi ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, như chị em cùng một mẹ sinh ra luôn đùm bọc lẫn nhau

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Tét món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Webtretho.

Không chỉ vậy, với nhân nhụy vàng đậu xanh sẽ gợi cho ta màu xanh của đồng quê, cuộc sống nông nghiệp của người nông dân,…Qua đó, gợi cho con người về một mùa xuân yên bình. Tất cả những ý nghĩa trên đều đề cao công sức lao động trong cuộc sống của con người, sự hòa hợp giữa trời đất, của con người và thiên nhiên, hướng về tổ tiên.

Bánh Khảo – Món bánh Tết cổ truyền của người Tày

Từ thời xa xưa, bánh Khảo được biết đến là một thứ lương khô của dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng. Bánh được làm chủ yếu vào những dịp Tết, bởi vì thứ bánh này để lâu cũng không bị hư hỏng, mốc hay ôi thiu như các loại bánh khác. Để làm được loại bánh này cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình chế biến bánh khá lâu bao gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn,…

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Khảo món bánh ngày Tết của người dân tộc Tày. Ảnh: Bếp Nhà TV.

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp tượng trưng cho đất mẹ, cùng với mùi thơm từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết với vị ngọt của đường phèn và rượu trắng thơm mang ý nghĩa của tình yêu thương nồng nàn.

 

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Khảo mang đậm hương vị dân giã trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: YouTube.

Vào mỗi dịp Tết, trên bàn thờ của người dân Cao Bằng thường sắp xếp nhiều chồng bánh khảo bên cạnh bánh chưng hết sức vuông vắn. Khách đến chơi vào dịp Tết sẽ được gia chủ mời dùng bánh Khảo. Điều này vừa tỏ lòng mến khách, vừa để khách thưởng thức được những hương vị của thứ bánh cổ truyền. Đối với những đôi vợ chồng mới cưới, ngày đầu về thăm bên ngoại sẽ không thể thiếu bánh khảo.

Bánh Phu Thê  - Đặc sản bánh Tết của người dân Việt

Bánh Phu Thê không chỉ là loại bánh xuất hiện trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới, mà còn cả trong các dịp Tết cũng như là một thức quà tượng trưng cho văn hóa và linh hồn của người Việt.. Truyền thuyết kể rằng, thời vua Lý Anh Tông, vợ ông lo lắng và thương chồng đã vào bếp làm bánh này để gửi ra mặt trận. Vị vua cảm động trước tấm lòng của người vợ nên đã đặt tên là bánh Phu Thê.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Phu Thê thể hiện ý nghĩa tình yêu thương hạnh phúc gia đình. Ảnh:Ẩm thực Việt.

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh tên gọi này của bánh Phu Thê. Càng nhiều ý nghĩa nên chiếc bánh này càng được nhiều người yêu thích. Ý nghĩa sâu rộng mà bánh Phu Thê mang lại chính là sự hòa hợp, ấm êm của gia đình, tình nghĩa vợ chồng. Bánh Phu Thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối còn bên ngoài được bọc bằng lá dứa. Loại gạo để làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon, kết hợp với nhân đỗ xanh hoặc hạt vừng, cơm dừa, lạc,.. để có thể tạo nên những màu sắc bắt mắt cho chiếc bánh.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Phu Thê là loại bánh Tết không thể thiếu trong ngày Tết. Ảnh:aFamily.

Cũng vì vậy, loại bánh Tết truyền thống này thường xuất hiện trong các đám cưới của người Việt. Phần nhân đậu xanh của chiếc bánh sẽ được bọc hết sức cẩn thận trong lớp vỏ nếp ngoài. Điều này tượng trưng cho cuộc sống của vợ chồng, khi đó người vợ được ví như nhân đậu xanh mềm mại, ngọt ngào bên trong và được người chồng che chở với sự mạnh mẽ và dẻo dai của lớp bột bên ngoài.

Bánh Cộ - Bánh Tết cổ truyền của người dân miền Trung

Bánh Cộ hay còn được biết đến với cái tên bánh in, thường được sử dụng là bánh Tết truyền thống, có trong mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Loại bánh bắt nguồn từ cung đình Huế và được biết tới như một đặc sản của xứ Huế mộng mơ. Tương truyền rằng: Trong một lần ngồi thưởng ngoạn vào gần với dịp Tết, nhà vua cần có thêm món ăn kèm cùng trà. Biết được người dân ở Kim Long khéo tay, nhà vua đã cho dân làng tìm hiểu về một loại bánh dâng lên vua thưởng thức. Với hai sản phẩm đường cát và đậu xanh là đặc sản của địa phương nên người dân đã kết hợp hai nguyên liệu này tạo ra bánh Cộ.

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Cộ đặc sản Huế không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Hodadi.

Bánh Cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường cùng các nguyên liệu khác để tạo nên hương vị thơm ngon. Loại bánh này được in trong các khuôn đồng, vì vậy mà nó có dạng hình chữ nhật. Phần nắp khuôn sẽ được khắc những chữ như: Thọ, Phúc hay hình hoa sen. Đặc biệt, bánh Cộ sẽ được sắp dưới dạng tháp, bọc trong giấy ngũ sắc tạo nên nhiều màu sắc độc đáo trong mâm cỗ. Một số loại bánh Cộ đặc trưng có thể kể đến như: Bánh phục linh, bánh bột đậu ván, bánh hạt sen trần, bánh bột đậu xanh,…

Ý nghĩa 'sâu sắc' của 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Bánh Cộ luôn có mặt trong mâm bánh kẹo Tết người Huế. Ảnh: Foody.

Thời xưa, bánh Cộ dâng lên Vua mang ý nghĩa chúc Vua trường thọ. Còn đến ngày nay, món bánh Cộ trở thành một đặc sản không thể thiếu ở các tỉnh Miền Trung mỗi dịp lễ Tết, cưới hỏi với ý nghĩa chúc mừng một năm mới an lành và hạnh phúc.

Những loại bánh Tết truyền thống là vật không thể thiếu đối với các gia đình trong ngày Tết Nguyên Đán. Các gia đình có thể dùng bánh để phục vụ việc thờ cúng, đãi khách hay sử dụng ăn trong ngày Tết với hy vọng có một năm mới an lành, hạnh phúc và no ấm.

Tags:
Đi tour chợ nổi Khlong Lat Mayom Bangkok thưởng thức món ngon đặc biệt

Một trong những điểm đến thu hút được lượng khách đông đảo chính là thủ đô Bangkok. Đến với Bangkok, khách du lịch sẽ không thể nào bỏ qua điểm đến đầy thú vị mang tên chợ nổi Khlong Lat Mayom Bangkok.

Canh chua cá linh bông điên điển đặc sản mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ

Mùa nước nổi đem đến cho vùng đất miền Tây không chỉ phù sa mà còn mang đến cho người dân nơi đây những sản vật những món ăn dân dã nhưng mang đậm dấu ấn riêng của một vùng quê nam bộ trong số đó phải kể đến món canh chua cá linh bông điên điển.

ĐIỂM DANH NHỮNG MÓN BÚN “DANH BẤT HƯ TRUYỀN”

Là một quốc gia có truyền thống lúa nước hàng nghìn năm tuổi, Việt Nam là cái nôi phát triển hoàn hảo cho các món ăn làm từ gạo, điển hình là món bún.

ĐỘC LẠ VỚI NHỮNG MÓN ĂN LÀM TỪ HOA CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

Không chỉ khoe sắc tỏa hương, nhiều loài hoa còn hóa thân vào ẩm thực, tạo nên những món ăn tinh tế và bổ dưỡng. Nhờ vậy mà ẩm thực Việt vốn đã giàu bản sắc, nay lại trở nên vô cùng phong phú và mang đậm nét tinh túy

ĐIỂM DANH CÁC MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THU HÚT KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam đã chinh phục không biết bao thực khách trong và ngoài nước, ghi tên mình vào danh sách những món ăn ngon nên thưởng thức. Đi cùng bước chân năm tháng, những món ăn này dần trở thành đặc trưng văn hóa và niềm tự hào của dân tộc Việt

MÁCH BẠN CÁCH LÀM BÁNH XÈO MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM HẤP DẪN

Bánh xèo – món bánh dân dã được nhiều người dân yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Thế nhưng, tùy theo vùng miền sẽ có hương vị bánh xèo đặc trưng khác nhau.

KHÁM PHÁ NHỮNG MÓN ĂN VẶT TỪ BÁNH TRÁNG KHIẾN GIỚI TRẺ MÊ MẨN

Từ nguyên liệu bánh tráng, nhiều món ăn vặt đã ra đời và thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Thế nhưng, liệu rằng bạn đã có cơ hội thử hết những món ăn vặt làm từ bánh tráng hay chưa ?

BẬT MÍ NHỮNG MÓN ĂN NGON TỪ SẦU RIÊNG MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sầu riêng là một loại trái cây có hương vị độc đáo mà thiên nhiên đã dành tặng cho các nước vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hương thơm nồng nàn hòa quyện với vị ngọt béo quyến rũ của loại quả này là thứ gây nghiện nhất.

KHÁM PHÁ MÓN PHỞ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Phở là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, là món đặc sản mà nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết về món đặc sản dân tộc này hay chưa ? Hãy cùng VN Cooking khám phá ngay sau đây nhé !