Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Từ việc chuẩn bị Tết, đón Tết, ăn Tết,… giữa phong tục Tết xưa – Tết nay đang có sự thay đổi rất lớn khi cuộc sống con người ngày càng hiện đại.

Trong truyền thống của người Việt, mỗi dịp Tết đến, xuân về thường gắn liền với hình ảnh gia đình sum họp. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã khiến con người bị cuốn vào những cái mới. Vậy sự khác biệt giữa phong tục Tết Xưa – Tết Nay là gì?

Sự khác biệt phong tục Tết Xưa - Tết Nay trong ăn và đón Tết

Ngày trước, các cụ thường gọi là ăn Tết bởi vì thời gian của ngày lễ thường kéo dài từ rằm tháng Chạp cho đến hết mùng tháng Giêng, còn có những nơi bà con ăn Tết đến tận ngày Tết Thượng Nguyên tức là vào ngày rằm tháng giêng.  Lúc này, mọi người gác lại tất cả những công việc của mình để cùng nhau vui chơi và ăn uống đúng với ý nghĩa của ngày Tết.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Phong cách chuẩn bị đón Tết xưa và nay. Ảnh: Trần Quí Thanh.

Tuy nhiên, ngày nay người ta chỉ gọi đơn giản là đón Tết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống cao nên con người mong muốn một cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp. Mọi người thường tận dụng ngày này như những ngày nghỉ ngơi, đi du lịch là chủ yếu.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Cách dọn nhà Tết xưa và nay cũng có sự khác biệt. Ảnh: Zing.vn.

Năm hết tết đến, dọn dẹp và trang hoàng lại căn nhà để đón Tết là một trong những công việc gia đình hết sức vui nhộn. Các thành viên trong gia đình thường giúp đỡ và bảo ban nhau dọn dẹp nhà cửa. Ngày nay, không ít gia đình bỏ tiền để thuê người làm dịch vụ, dọn dẹp theo giờ với một thao tác gọi điện thoại.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Cảnh mua sắm chuẩn bị Tết xưa và nay. Ảnh: Zing.vn.

Hơn thế nữa, việc mua sắm ngày Tết ngày một ít đi do áp lực công việc, nhiều người đã chọn giải pháp mua đồ Online. Thay vì việc bạn hòa mình vào những dòng chợ Tết tấp nập, họ chỉ cần click trên điện thoại là có người giao hàng tận nơi.

Ngày trước, trong nhà chỉ cần có cành đào, cành mai hay chậu quất nhỏ là có thể chưng dịp Tết. Còn ngày nay, đủ những loại cây trái lạ, đủ loại lộc lá như bưởi thỏi vàng, xoài in chữ, dưa hấu vuông,…được lựa chọn để trang trí căn nhà.

Sự khác biệt giữa chợ Tết xưa và nay

Chợ Tết là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui và tấp nập hơn bao giờ hết. Ai nấy cũng đều hối hả và bận rộn để trang hoàng nhà cửa và cúng gia tiên. Chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, tận hưởng những không khí háo hức trước khi Tết đến.

Chợ Tết xưa

Bên cạnh những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ thì ký ức về chợ Tết là một hoài niệm khó quên. Khi xưa để chuẩn bị cho Tết, người ta phải tích cóp cả năm trời.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Đi chợ tết - nét đẹp trong văn hóa ngày tết người Việt. Ảnh: Phụ nữ.

Những phiên chợ Tết bắt đầu từ 23 đến 30 tháng Chạp, khi ấy các mẹ đã bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, mua sắm vật dụng. Trong khi những đứa trẻ thường theo bố đi mua đào, mua quất về chưng Tết.

Chợ Tết nay

Chợ Tết ngày nay cũng đông vui giống chợ Tết xưa. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại nên chợ Tết bây giờ đa dạng, tiện lợi và văn minh hơn trước rất nhiều. Chợ Tết ngày nay đáp ứng được nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, mua quà biếu, những loại trái cây đặc biệt.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Chợ Tết ngày nay chủ yếu vào siêu thị là có đầy đủ. Ảnh: Reatimes.

Những phiên chợ này cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, chợ Tết sẽ được bán suốt đêm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như lợi thu về nhuận thu cao. Vì vậy, hầu như chợ Tết ngày nay chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh.

Tập tục gói bánh chưng

Gói bánh chưng là một tập tục bắt nguồn từ đời vua Hùng Vương thứ 6. Khi đó, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các con và truyền rằng: người con nào tìm được lễ vật hợp lý sẽ được vua cha nhường ngôi. Sau đó, Lang Liêu đã sử dụng nông sản làm ra bánh chưng, bánh dày và được vua cha truyền ngôi báu.

Trong đó, bánh chưng được lưu truyền trong cả phong tục Tết Xưa – Tết Nay của người Việt.

Tết xưa cả nhà quây quần gói bánh chưng

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Hình ảnh cả gia đình ngồi quay quần bên nhau gói bánh chưng. Ảnh: Petrotimes.

Ngày xưa, những phiên chợ Tết mở bán để người mua có thể tìm cho mình nguyên liệu gói bánh chưng ngon nhất. Sau đó, cả nhà sẽ quây quần bên nhau gói bánh, cùng ngồi canh nồi bánh chưng để thờ ông bà tổ tiên. Đây là một trong những truyền thống đẹp và được thế hệ trước duy trì rất tốt.

Tết nay, nhu cầu mua bánh chưng gói sẵn ngày càng cao

Nhịp sống ngày một vội vã khiến chúng ta quên đi truyền thống gói bánh chưng ngày Tết. Hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh, hàn huyên đủ chuyện cùng nồi bánh chưng Tết đã không còn quá nhiều.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Ngày nay thường mua bánh chưng được gói sẵn. Ảnh: itourvn.com.

Họ thường lựa chọn việc tới các cửa hàng, siêu thị để mua bánh bán sẵn. Điều này đã vô tình làm mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc ta ngày Tết.

Cùng với sự sáng tạo và khéo léo trong thiết kế, bánh chưng thời nay có muôn vàn kiểu dáng, chất liệu thay vì bánh vuông như Tết xưa. Chúng ta có thể kể đến như: bánh ngũ sắc, bánh chưng cốm hay bánh nhân cá hồi,…

Thức quà ngày Tết

Giữa muôn vàn những loại hoa quả, bánh kẹo ngoại, cái Tết của người Việt sẽ không thể thiếu đi những khay mứt, ô mai. Trên bàn thờ của gia tiên ngày Tết, hộp mứt được bày trí ngay ngắn, trang trọng để thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ về cội nguồn, những giá trị truyền thống.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Sự khác biệt giữa thức quà ngày Tết xưa và nay. Ảnh: Zing.vn.

Ngày trước, những thức quà Tết hết sức giản dị, dân dã. Tất cả chỉ được gói bằng những tấm bìa giấy bình thường và xếp góc cạnh cho ngay ngắn. Thêm vào đó, những chiếc bánh chưng cũng là thức quà rất được ưa chuộng.

Ngày nay, thức quà Tết phải đẹp, sang trọng để thể hiện giá trị của bản thân. Những chai rượu ngoại, trái cây được chạm khắc hình độc đáo và in chữ vô cùng ấn tượng. Thêm vào đó, bánh kẹo ngoại là một phần không thể thiếu mỗi dịp khách đến chơi Tết.

Tập tục đón giao thừa

Bên cạnh thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ phải có tràng pháo, bánh chưng xanh để trọn vẹn nét đẹp văn hóa trong truyền thống đón Tết của người Việt. Ngày trước, những tràng pháo giấy được treo trước cửa nhà để đốt đón giao thừa, còn ngày nay chủ yếu sử dụng pháo hoa.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Đón giao thừa theo phong cách Tết xưa. Ảnh: DanViet.

Pháo hoa thường được bắn tại các địa điểm lớn, vì vậy người dân háo hức đi chơi để ngắm pháo hoa. Khi giao thừa đến, nhà nhà đều cùng nhau nghe pháo nổ và ra đường hái lộc đầu năm, đem tới may mắn cho gia đình trong năm mới.

Ngày nay, mạng di động phát triển mạnh mẽ, họ chỉ cần ngồi tại nhà xem trực tiếp video pháo hoa. Hơn thế nữa, sau giao thừa là những tin nhắn chúc mừng năm mới được gửi qua tin nhắn Facebook, Zalo,…thay vì việc cùng nhau đi chúc Tết, hái Lộc đầu năm.

Sự khác biệt rất lớn giữa phong tục Tết xưa - Tết nay

Đón giao thừa Tết nay chủ yếu ra đường xem pháo hoa. Ảnh: DulichToday.

Ngày trước, đêm giao thừa gia đình thường quây quần bên nhau để đón năm mới sang, cùng nhau nói chuyện năm cũ và những dự định mới. Tuy nhiên, Tết nay chỉ còn những người lớn tuổi ở nhà, người trẻ thường ra đường đón Tết tại các tụ điểm lớn tại khu vực sống.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự khác biệt giữa phong tục Tết Xưa – Tết Nay. Hy vọng, các bạn trẻ sẽ luôn giữ được những nét văn hóa tươi đẹp trong truyền thống Tết cổ truyền của người Việt Nam không bị mai một đi.

Tags:
Nấm Mối Đen là gì? Những công dụng và giá trị tuyệt vời mà bạn không thể ngờ

Nấm Mối Đen có vị ngọt thanh một cách tự nhiên là một loại nấm ăn rất ngon, giúp nâng cao sức khỏe với nhiều giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, tốt cho máu cũng như hệ tim mạch, huyết áp,… thích hợp ăn kiêng giảm cân.

5 trải nghiệm thú vị chỉ có ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió

Mảnh đất Tây Nguyên không chỉ biết đến với những rừng núi cà phê bạt ngàn, miền đất đỏ Bazan, những ngôi nhà Rông độc đáo, mà nơi đây còn mang đến rất nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách mỗi khi ghé đến.

Tết Việt trên đất Mỹ, làm dịu đi nỗi nhớ hương vị Tết quê nhà

Sắm tết tại khu chợ Tết Phước Lộc Thọ, tổ chức làm bánh chưng ngày Tết, làm mâm cỗ ngày Tết,… là hình ảnh Tết Việt trên đất Mỹ của những người con xa quê hương Việt Nam.

Du xuân khám phá 4 lễ hội đầu năm của Việt Nam độc đáo

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới từ Nam chí Bắc bắt đầu tổ chức nhiều lễ hội đầu năm theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền.

Điểm tên những quán ăn của sao Việt nổi tiếng 'ăn nên làm ra'

Những quán ăn của sao Việt mở ra giúp mọi người thưởng thức những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó là mức giá hoàn toàn ‘dễ chịu’ nên lúc nào cũng trong tình trạng ‘ăn nên làm ra’.

Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Á có gì đặc biệt?

Phong tục đón năm mới của người Việt Nam thường được biết đến với Tết Nguyên Đán, trong khi đó Lào sẽ làm lễ Bunpimay, người Singapore tặng nhau quả quýt,…

Khu sinh thái Ngọc Hoa Trang Biên Hòa - Địa điểm vui chơi cuối tuần 'cực chất' tại Đồng Nai

Khi ghé đến khu sinh thái Ngọc Hoa Trang Biên Hòa hứa hẹn sẽ giúp mọi người cảm nhận được thiên nhiên, khung cảnh Vinpearl Land thu nhỏ rất đáng để trải nghiệm.

Người dân An Giang bắt được cá tra dầu nặng 230 kg

Sau khi bắt được cá tra dầu quý hiếm ở khu vực sông giáp Campuchia, ông Salyman tìm cách kéo về quê để bán với giá 200.000 đồng/kg. Chiều 23/12, lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang cho biết một ngư dân ở ấp Búng Lớn, xã Nhơn Hội (An Phú, An Giang) bắt được cá tra dầu nặng hơn 230 kg. Tuy nhiên, con cá đã được ông Salyman (dân tộc Chăm) bán với giá 200.000 đồng/kg.

7 điểm độc đáo về đất nước ngàn đảo Philippines

Philippines được mệnh danh là một thiên đường nghỉ dưỡng thu hút rất nhiều khách du lịch, với nhiều hòn đẹp, hội tụ những lễ hội truyền thống đấy màu sắc. Không những vậy, đất nước ngàn đảo Philippines còn sở hữu nhiều điểm độc đáo thú vị chưa hẳn ai cũng nắm rõ.